TÌNH YÊU MỘT THUỞ

BIOACTIVIST_ HUỲNH NGỌC THOẠI

Labels

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÔN NHÂN BỀN VỮNG


Nghiên cứu mới nhận thấy nếu một cô dâu hay lo lắng hoặc hoảng sợ  khi xỏ chân vào giày cưới thì cuộc hôn nhân đó có thể không kéo dài.
Theo nghiên cứu trên, những nghi ngờ trước khi cưới của cô dâu nhiều gấp đôi so với những bất hòa dẫn đến li dị. Nghiên cứu được công bố trên tập san Journal of Family Psychology đã khảo sát 464 cặp mới cưới; họ được phỏng vấn tách biệt nhau mỗi 6 tháng cho đến năm thứ 4 trong hôn nhân.


Nỗi lo ngại của các chú rể không kinh khủng lắm: Họ không đoán già đoán non về sự tan rã của hôn nhân. Tuy nhiên, sự hoài nghi có thể giảm cảm giác hài lòng đối với nửa kia theo thời gian nếu cặp đôi đó vẫn còn chung sống.  Đối với đàn ông, tình trạng không hạnh phúc trong hôn nhân chủ yếu liên quan tới chuyện sở hữu một tính cách dễ bị kích thích thần kinh, yếu tố dẫn họ đến việc lo lắng về mọi thứ, không chỉ là vấn đề cưới hay duy trì hôn nhân. 

Cảm giác lo lắng diễn ra trước khi cưới khá phổ biến, nhưng may thay, không phải lúc nào nó cũng dự báo chuyện li dị hoặc đau khổ kéo dài: 40% phụ nữ và 50% đàn ông cho biết họ có ý nghi ngờ. Quả thật, 2/3 cặp đôi trong nghiên cứu có ít nhất một người không hoàn toàn chắc chắn rằng hôn nhân là ý tưởng hay. Khoảng một nửa các đôi chia sẻ điều này hoặc có ý hoài nghi hoặc là không. 

Trong vòng bốn năm, 12% các đôi đã ly dị, và khả năng chia lìa còn cao hơn trong số những cặp đôi mà phụ nữ đã nuôi sẵn nỗi lo sợ. 8% số phụ nữ không hề nghi ngờ trước đám cưới ly hôn, so với 19% số phụ nữ hay nghi ngờ. 
Ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những yếu tố khác có liên quan đến nguy cơ ly dị như có cha mẹ từng ly hôn, trải nghiệm qua một cuộc đính hôn sóng gió, bị kích thích tinh thần hoặc có nửa kia dễ bị rối loạn thần kinh, mối liên kết giữa sự nghi ngờ ở nữ giới với chuyện ly hôn vẫn tồn tại. Tuy vậy, một cuộc hứa hôn gay go được kể lại bởi người vợ không dính líu đến việc ly dị.


Nghiên cứu này có một số hạn chế quan trọng: Thứ nhất, câu hỏi về sự nghi ngờ là một câu chất vấn đơn giản có hay không, vì vậy nó không nắm bắt được các loại nghi ngờ hoặc mức độ nghi ngờ. Thứ hai, các cặp đôi được phỏng vấn lần đầu trong thời gian sáu tháng đầu của hôn nhân, không phải trong suốt thời kỳ đính hôn của họ, nên có lẽ họ đã nhớ lại mối ngờ vực trước đám cưới theo kiểu hồi tưởng quá khứ nếu mọi thứ đã tiến gần đến hôn nhân. Ngoài ra, nghi ngờ ban đầu không được liên kết với sự hài lòng về hôn nhân trong sáu tháng, vì vậy điều đó có vẻ không phù hợp.
Thêm vào đó, các cặp đôi được theo dõi vào đầu thập niên 1990, khi người ta có xu hướng lập gia đình ở độ tuổi sớm hơn bây giờ, nên không rõ các phát hiện được khái quát hóa đến mức nào. Tương tự, bởi tất cả các đôi đều khác giới tính, những hàm ý dành cho hôn nhân đồng tính cũng không rõ ràng.


Tuy nhiên, các tác giả kết luận: “Sự nghi ngờ không nên bị gạt bỏ đơn giản như một dạng kinh nghiệm mang tính quy phạm hoặc được xem như điều gì đó sẽ biến mất khi đôi bên đã cam kết với nhau. Đúng hơn, những cảm nhận về tình trạng không chắc chắn trước hôn nhân nên được công nhận đúng giá trị của nó, được xem xét nghiêm túc và được dùng như một cơ hội khảo sát tỉ mỉ.”
Nói cách khác, phụ nữ ở vào trường hợp lo lắng hoặc hoảng sợ nghiêm trọng có lẽ muốn thay đổi hoàn toàn và rẽ sang hướng khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét